• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer
  • Liên hệ
  • Tuyển dụng
  • Trang chủ
  • Giới thiệu

Cửa Thép Việt® - Cửa thép vân gỗ chống cháy uy tín chất lượng cao

Công ty cửa thép uy tín tại Việt Nam. Kinh doanh mặt hàng cửa thép chống cháy, cửa thép vân gỗ chất lương ao

  • Báo giá cửa thép chống cháy
  • Báo giá cửa thép vân gỗ
  • Báo giá cổng nhôm đúc
  • Báo giá cổng nhôm đúc
  • Báo giá khóa vân tay
  • Báo giá khóa vân tay
  • Báo giá khóa cửa tay gạt
  • Khóa cửa tay gạt
  • Tay co thủy lực
  • Tay co thủy lực
Bạn đang ở: Trang chủ · Tin tức – Sự kiện · Tìm hiểu sơ lược về kiến trúc đình chùa Việt Nam chi tiết nhất 2023

Tìm hiểu sơ lược về kiến trúc đình chùa Việt Nam chi tiết nhất 2023

Cửa Thép Việt Update: 22 Tháng Hai, 2023

Từ xa xưa, kiến trúc đình chùa đã là một nét đặc trưng trong nền văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Nét đẹp này đã tồn tại từ rất lâu tính tới thời điểm hiện tại, mặc dù đã có nhiều nét cái biến hiện đại nhưng kiến trúc đình chùa Việt Nam vẫn giữ được những nét độc đáo riêng của mình. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về chủ đề này.

Đặc điểm kiến trúc đình Việt Nam

Đình làng Việt: Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của một làng, đồng thời cũng là nơi để thờ thành hoàng. Về sau còn trở thành trụ sở hành chính của làng xã, giải quyết những mâu thuẫn của người dân trong làng.

Không gian và kiến trúc đình chùa là những minh chứng cho sự tài hoa của ông cha ta trong việc chọn địa điểm xây dựng cho tới hình thức kiến trúc độc đáo, phù hợp với điều kiện xây dựng của địa phương. 

Kiến trúc đình làng xưa cổ của Việt Nam
Kiến trúc đình làng xưa cổ của Việt Nam

Có thể nói một cách đơn giản, so với kiến trúc đình chùa thì công trình kiến trúc đình làng Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều. Nhưng chúng luôn giữ được những nét kiến trúc đặc sắc, đậm đà bản sắc người Việt.

Vị trí địa điểm:

Mái đình luôn gắn liền với những khu ở của dân làng, nằm ở nơi thuận tiện, nối với các đường, ngõ thôn quê. Trong khi kiến trúc đình chùa thường chọn nơi yên tĩnh, khuất lối thì đình lại có địa điểm chủ yếu là ở trung tâm. 

Phía trước đình làng thường có hồ nước tự nhiên hoặc nhân tạo
Phía trước đình làng thường có hồ nước tự nhiên hoặc nhân tạo

Thường vị trí này rất thoáng đãng, luôn tuân theo nguyên tắc phong thủy, đó là phía trước luôn có sông, hồ tự nhiên hoặc nhân tạo để đúng thế “tụ thủy”. Kiến trúc này thường được chọn hướng Nam, Đông Nam.

Bố cục và thành phần kiến trúc

Thường kiểu xây dựng của đình làng sẽ là bằng gỗ, thiên về trang trí và chạm khắc nhiều hơn. Đình có thể nằm riêng lẻ hoặc được thiết kế nằm cạnh chùa tạo thành quần thể lớn, gọi chung là kiến trúc đình chùa. 

Các thành phần chính của kiến trúc đình làng bao gồm: Đại đình, Hậu cung, Tiền tế và Nhà tả vu, hữu vu. Đình làng là một ngôi nhà lớn, rộng dựng trên những hòn đá lớn bằng những cột lim tròn, rất to và thẳng tắp. Tường của đình thì được xây bằng gạch, tất cả các cột kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng được làm từ gỗ lim.

Một điểm đặc trưng nữa đó là mái đình được lợp bằng ngói hình mũi hài, hai đầu hồi xây bít đốc hoặc là có thể làm bốn góc đầu đao cong. Phía trên nóc đình có 2 con rồng chầu mặt nguyệt, hay được gọi hoa mỹ hơn là “lưỡng long triều nguyệt” hay “lưỡng long tranh châu”.

Kiến trúc đình làng cũ kỹ nhưng vấn giữ được nét đặc trưng.
Kiến trúc đình làng cũ kỹ nhưng vấn giữ được nét đặc trưng.

Ngoài ra, sân đình được lát bằng gạch. Phía trước đình là 2 trụ rất cao, phía trên đỉnh được tạc hình con nghê. Gian giữa của đình được sử dụng để thờ Thành hoàng, bên trong đình còn có một cái trống để gọi dân làng về tụ họp mỗi khi có công việc quan trọng.

Đặc điểm kiến trúc đình chùa Việt Nam (KTS Govuong.vn chia sẻ)

Chùa là gì? Chùa là nơi hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành, thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng ni. Mọi người đều có thể đến đây để thăm viếng, nghe giảng kinh, hoặc thực hành các nghi thức Đạo giáo.

Vị trí địa điểm

Kiến trúc đình chùa Việt Nam thường được xây dựng ở những địa điểm tĩnh mịch, yên ắng, thậm chí là u tịch, khuất lối. Có thể là ở góc làng, ven làng hay ở vị trí trung tâm. Nhưng dù có tọa lạc ở vị trí nào thì chùa vẫn thân thiết, gần gũi, tâm linh đối với người Việt nói riêng.

Kiến trúc của chùa thường đơn giản hơn kiến trúc đình làng
Kiến trúc của chùa thường đơn giản hơn kiến trúc đình làng

Bố cục và thành phần kiến trúc

Đình chùa ở mỗi miền, mỗi dân tộc khác nhau, sẽ có những nét đẹp, phong cách khác nhau. Nhưng lúc nào cũng vẫn giữ được nét đặc trưng của kiến trúc đình chùa Việt Nam. Kiến trúc này nổi tiếng thế giới về cách thiết kế, bố trí và sử dụng vật liệu đậm chất dân gian.

  • Cổng tam quan:

Đây được xem là phần kiến trúc quan trọng, không thể thiếu khi xây dựng chùa tại Việt Nam. Một công trình chùa chiền thường có 3 cửa để dẫn vào, trong đó cửa ở giữa được trang trí rất hoành tráng với những chi tiết rồng, phượng, sư tử. 

Một số ngôi chùa còn sử dụng 2 cổng tam quan tức là có tới 6 cửa ra vào và tầng trên của cổng còn có thể được sử dụng để làm gác chuông. Người ta chia thành tam quan nội và tam quan ngoại. 

Cổng tam quan trang trí cầu kỳ trong kiến trúc đình chùa
Cổng tam quan trang trí cầu kỳ trong kiến trúc đình chùa
  • Bái đường:

Từ sân chùa ngước lên bạn sẽ thấy bái đường hay còn gọi là tiền đường, thiêu hương. Đây là nơi đặt bàn chuông hay bàn đón khách đến tham quan. Để đến được nơi này phải đi qua bậc tam cấp.Ở đây có một số bia đá, tượng phật,… để ghi lên sự tích của ngôi chùa. Không gian bái đường trong kiến trúc đình chùa phải có ít nhất là 3 gian và có kích thước lớn để lễ Phật. 

  • Sân chùa

Sân chùa sẽ nằm phía sau tam quan, được trang trí với hòn non bộ, cây cảnh, hoa lá,… mang đến cảnh sắc thiên nhiên cho khuôn viên chùa. Thông thường sân chùa sẽ rất rộng rãi để dễ dàng thực hiện các lễ nghi. 

Chùa Thiên Mụ được thiết kế nằm trong khuôn viên sân chùa
Chùa Thiên Mụ được thiết kế nằm trong khuôn viên sân chùa
  • Chính điện: Đây sẽ là không gian chính trong kiến trúc đình chùa, đi qua bái đường bạn sẽ vào được nơi này. Đây là nơi linh thiêng có không gian rộng rãi thoáng mát để đặt các bức tượng Phật quý giá. 
  • Hành lang: Thường hành lang sẽ được đặt song song so với chính điện. Hành lang nối chính điện và hậu đường thành một không gian liền mạch, không bị chia cắt bởi không gian nào khác.
  • Hậu đường: Qua chính điện đi hết hành lang là sẽ tới hậu đường, một số nơi sẽ gọi là nhà tổ. Có nhiều nơi còn thiết kế nhà hậu nằm ngay sau chính điện và sau bàn thờ Phật.

Trên đây là những chia sẻ về đặc điểm của kiến trúc đình chùa tại Việt Nam. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn hiểu sâu hơn những nét đặc trưng của kiến trúc đình làng và chùa chiền. 

Công ty Gỗ Vượng là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thiêt kế thi công Đình chùa, chế tác tượng phật Tam Bảo, nội thất phòng thờ.  Để cập nhật thêm các thông tin về chủ đề này, mời các bạn theo dõi địa chỉ: 

  • Website: Govuong.vn – Công ty Gỗ Vượng Việt Nam
  • Địa chỉ: Số 1 ngõ 38,thôn Hàn – xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội
  • SĐT: 0961.35.31.31
4.1/5 - (10 bình chọn)

Nói về Cửa Thép Việt

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Chào bạn! Chào mừng bạn đến với website Cửa Thép Việt chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm về cửa thép vân gỗ.

Hãy theo dõi tôi trên Facebook hoặc Twitter để cập nhật những tin tức mới nhất liên quan đến cửa thép vân gỗ nhé.

Chuyên mục

  • Cổng nhôm đúc
  • cửa thép chống cháy
  • Cửa thép Luxury
  • Cửa thép vân gỗ
  • Hướng dẫn – Thủ thuật
  • Khóa vân tay
  • Phụ kiện cửa thép
  • Reviews Cửa Thép Chống Cháy
  • Reviews cửa thép vân gỗ
  • Sản phẩm – Dịch vụ
  • Tin tức – Sự kiện
  • Bản quyền
  • Điều khoản
  • Chính sách bảo mật
  • Câu hỏi thường gặp
  • SiteMap.XML

Footer

Về chúng tôi

Cửa Thép Việt – Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất cửa vân gỗ chống cháy. Chúng tôi tự hào vì mang đến sản phẩm cửa chất lượng cho ngôi nhà Việt!

Bộ công thương

Liên kết hữu ích

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • FAQs
  • Bản quyền
  • Tuyển dụng
  • Sản phẩm

Dịch vụ nổi bật

  • Cửa thép vân gỗ
  • Cửa chống cháy
  • Cổng nhôm  đúc
  • Khóa cửa vân tay
  • Tay co thủy lực
  • Khóa cửa tay gạt

Thông tin liên hệ

  • Chính sách mở đại lý
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách đổi trả
  • Hình thức thanh toán
  • Điều khoản sử dụng

Follow Me

Facebook
Twitter
Youtube
Tumblr
Linkedin
Pinterest
Flickr
Blogspot

© Copyright 2020 · Designed by Cửa Thép Việt © Official with · Powered by Wordpress.